Free Public Parking: PARKING AT LOS ANGELES WORLD CRUISE CENTER
Habor Blvd and 1st St , San Pedro
Xem tàu chiến miễn phí ở hải cảng Los Angeles Monday, July 25, 2011 4:14:59 PM | ||
SAN PEDRO, California (NV) - Hải Quân Hoa Kỳ chọn 21 thành phố trên toàn quốc để mở tuần lễ 2011 Navy Weeks, trong đó Los Angeles Navy Week được tổ chức tại cảng Los Angeles ở San Pedro. Tại đây công chúng được mời lên xem 4 tàu chiến hiện đang còn hoạt động. Hải Quân Hoa Kỳ tổ chức tuần lễ Los Angeles Navy Week từ ngày 25 đến 31 tháng 7 tại bến tàu ở San Pedro. (Nguồn: NavyWeek.org) Tuần Hải Quân ở Los Angeles sẽ diễn ra trong tuần này từ ngày 25 đến 31 tháng 7. Trong thời gian này dân chúng sẽ được hướng dẫn lên xem hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln, tuần dương hạm USS Princeton, khu trục hạm USS Chafee và tàu vét mìn USS Champion.Lịch trình thăm viếng như sau: -Hàng Không Mẫu Hạm USS Abraham Lincoln: Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Bảy và Chủ Nhật, 27, 28, 30, và 31 tháng 7. -USS Princeton: Thứ Sáu 29 và Thứ Bảy 30 tháng 7. -USS Chafee: Chỉ một ngày Thứ Sáu 29 tháng 7. -USS Champion: Trong năm ngày liên tiếp từ Thứ Ba 26 tháng 7 đến Thứ Bảy 30 tháng 7. Ðậu xe miễn phí và có xe buýt đưa đến nơi tàu cập bến. Người lên xem sẽ qua tiến trình kiểm soát an ninh chặt chẽ. Tuổi giới hạn từ 8 trở lên, cần có sức khỏe tốt để leo trèo và đi qua những nơi chật hẹp. Bắt buộc phải mang giày bít. Khách lên xem phải mang theo thẻ nhận dạng có hình, không được mang dao, dụng cụ và thức uống nào khác ngoại trừ nước lọc. Không mang theo ba lô hoặc túi xách nào lớn hơn ví tay của phụ nữ. Máy hình được xài thoải mái. (T.P.) |
USS Abraham Lincoln (CVN 72) Hàng Không Mẫu Hạm Lincoln
Lincoln is the fifth Nimitz-class aircraft carrier in the U.S.Navy. Aircraft carriers are the centerpiece of America's naval force. On any given day, aircraft carriers excercise the Navy core capabilities of power projection, forward presence, humanitarian assistance, deterrence, sea control and maritime security. In the time of crisis, the first question leaders ask is: "Where are the carriers?"
Tuần dương hạm USS Princeton
Khu trục hạm USS Chafee
Tàu vét mìn USS Champion
Không Quân Hoa Kỳ trong Quân Phục mới / Tiger Stripe Rằn Ri
Hàng ngưòi chờ lên xe bus
Thủy Quân Lục Chiến bảo vệ an ninh
Không Quân Hoa Kỳ trong Quân Phục mới / Tiger Stripe Rằn Ri
Hàng ngưòi chờ lên xe bus
Thủy Quân Lục Chiến bảo vệ an ninh
Trên boong chính của tàu
Trang Bị Cấp Cứu / Emergency Equipments
Phi Đạo trên Hàng không mẫu hạm
Trực thăng với Đại Liên 50
Quân Nhân Hải Quân Hoa Kỳ với nón lá mua trong lúc đi oversea
NÓI QUA 11 CHIẾC HÀNG KHÔNG MẪU HẠM CỦA MỸ
VIDEO CUỐI TRANG
tka23 post
Hải quân Mỹ hiện có 11 hkmh với 2 lớp khác nhau:
Đó là 1 hkmh hạt nhân lớp Enterprise là Enterprise CVN 65;
10 hkmh hạt nhân lớp Nimitz: Nimitz CVN68, Eisenhower CVN69, Carl Vinson CVN70, Roosevelt CVN71, Lincoln CVN72, Washington CVN73, Stennis CVN73, Truman CVN75, Ronald Reagan CVN76, Bush CVN77.
USS Enterprise CVN65
USS Enterprise CVN65 là tàu thứ 8 sử dụng tên Enterprise trong lịch sử thế giới, và là HKMH chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Enterprise khởi công ngày 4/2/1958, hạ thủy năm 1960, chính thức gia nhập hải quân Mỹ ngày 25/11/1961.
Năm 1964, Enterprise đã có cuộc hành trình vòng quanh thế giới chưa từng có, không cần tiếp tế trong cả cuộc hành trình, tổng thời gian 64 ngày, cuộc hành trình dài tới trên 30.000 hải lý, đã nói lên đầy đủ khả năng chạy liên tục của động cơ hạt nhân. Từ năm 1979 đến tháng 3/1982 tàu Enterprise đã được tiếp tế nhiên liệu và hiện đại hóa. Các kiến trúc kiểu đảo phía trên được bố trí lại, trang bị thêm hoả tiển Sea Sparrow. Đến đầu thế kỷ 21 nó vẫn là lực lượng chính của hải quân Mỹ.
USS Enterprise CVN65 là tàu thứ 8 sử dụng tên Enterprise trong lịch sử thế giới, và là hkmh chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới. |
Lượng choán nước 85.600 tấn, dài 342 m; mạn tàu rộng 40 m, đường băng rộng tối đa 76 m. Động cơ là 8 lò phản ứng a2w, 4 tua-bin hơi nước, 4 chân vịt, tổng công suất của máy chính 280.000 mã lực, tốc độ 33 hải lý/giờ. Thay nhiên liệu 1 lần có thể chạy 200 – 500.000 hải lý. Thân tàu Enterprise giống với hkmh lớp Kitty Hawk, đường băng được thiết kế kiểu đóng kín, từ đáy tàu đến đường băng hình thành kết cấu hình hộp tổng thể, trên hai đoạn đường băng thẳng xiên lần lượt có 2 máy phóng hơi nước, trên đường băng góc nghiêng có 4 cáp chắn và 1 mạng chắn, thang máy có 3 chiếc ở mạn tàu phải, 1 chiếc ở mạn tàu trái.
USS Enterprise từng tham gia quay hình cho bộ phim "The Hunt for Red October", và được Georges Bloom của Pháp viết vào cuốn sách "The rest life of Ocean". Trên đường băng của Enterprise đã từng xảy ra vụ rơi vỡ tan máy bay.
HKMH USS Nimitz CVN68
Nimitz là HKMH hạt nhân thứ hai của Mỹ, là tàu đầu tiên lớp Nimitz lớn nhất thế giới. Tàu được đặt tên là CVN68. Tàu này do Công ty đóng tàu Newport News Shipbuilding (NNS) của Mỹ chế tạo. Tháng 6/1968 khởi công, tháng 5/1972 hạ thủy, tháng 5/1975 đưa vào sử dụng.
Đầu tiên nó được giao cho hạm đội Đại Tây Dương, cảng chính là Norfolk ở bờ biển phía Đông. Từ tháng 6/1983 - 9/1984 được đưa vào đại tu tại nhà máy đóng tàu, tăng thêm và đổi mới một số máy móc . Năm 1987 nó được điều sang Hạm đội Thái Bình Dương, cảng chính là Bremerton. Còn chỗ trống của nó ở Hạm đội Đại Tây Dương được tàu Roosevelt thay thế từ tháng 9/1986. Sau khi đại tu năm 1998, nó được chuyển đến San Diego.
USS Nimitz là hkmh hạt nhân thứ hai của Mỹ, là tàu đầu tiên lớp Nimitz lớn nhất thế giới. |
- Chiều dài: 332,9 m, chiều rộng: 40,8 m, đường băng rộng tối đa 76,8 m, mớn nước 11,3 m (CVN-71 là 11,8 m, từ CVN-72 trở đi là 11,9 m).
- động cơ hạt nhân với 2 lò phản ứng, 4 tuabin hơi nước, 4 động cơ diesel trừ bị với trường hợp khẩn cấp, 4 chân vịt: 194 MW (260.000 mã lực), tốc độ: 30 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục: 800.000 - 1 triệu hải lý.- Vũ khí trang bị chính: 3 hệ thống hoả tiển phòng không
- động cơ hạt nhân với 2 lò phản ứng, 4 tuabin hơi nước, 4 động cơ diesel trừ bị với trường hợp khẩn cấp, 4 chân vịt: 194 MW (260.000 mã lực), tốc độ: 30 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục: 800.000 - 1 triệu hải lý.- Vũ khí trang bị chính: 3 hệ thống hoả tiển phòng không
Sea Sparrow, 4 hệ thống vũ khí cận chiến
Phalanx (CVN-68 và CVN-69 là 3), 3 hệ thống phóng ngư lôi 324 mm, khoảng 80 máy bay cánh cố định, 6 trực thăng.
- Nhân sự: 3.184 thủy thủ, 2.800 nhân viên hàng không.
- Nhân sự: 3.184 thủy thủ, 2.800 nhân viên hàng không.
USS Eisenhower CVN69
USS Dwight D. Eisenhower CVN-69 là HKMH hạt nhân lớp Nimitz thứ hai của Mỹ. Con tàu này mang tên vị Tổng thống thứ 34 của Mỹ, người lãnh đạo nước Mỹ đi qua Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Dwight Eisenhower. Tàu Eisenhower được khởi công chế tạo vào năm 1970, hạ thủy năm 1975, bắt đầu gia nhập hải quân Mỹ năm 1977. Tổng chi phí chế tạo là 2 tỷ USD. Lượng choán nước tối đa là 91.500 tấn, dài 332,9 m, rộng 40,8 m, đường băng có sườn dốc dài 332,9 m, rộng 76,8 m. Kho chứa máy bay dài 208 m, rộng 33 m, cao 8 m.
USS Dwight D. Eisenhower CVN-69 là HKMH hạt nhân lớp Nimitz thứ hai của Mỹ. Con tàu này mang tên vị Tổng thống thứ 34 của Mỹ. |
Tốc độ cất cánh của máy bay trên tàu USS Eisenhower rất cao, trên đường băng được bố trí 4 máy phóng hơi nước được sử dụng khi máy bay cất cánh. Tỷ lệ phóng là 1 máy bay/20 giây, 7 – 8 phút có thể cất cánh được 1 phi đội. Mỗi ngày có thể xuất trên 200 phi vụ, thực hiện nhiệm vụ tấn công tầm xa. Tàu Eisenhower sử dụng động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, vì vậy có hiệu quả chiến đấu và sức răn đe lớn hơn so với hkmh cỡ lớn chạy bằng động cơ thông thường.
Nhiên liệu hạt nhân trên tàu có thể sử dụng liên tục trong 13 năm, tốc độ lớn nhất là 33 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục là 800 – 1300 hải lý, không cần thêm nhiên liệu có thể chạy vòng quanh thế giới với tốc độ 30 hải lý/giờ. Nhiên liệu dành cho máy bay là 10.000 tấn, có thể bảo đảm cho máy bay trên tàu hoạt động trong 16 ngày. Trên tàu còn có trang bị phương tiện tiếp tế cho tàu chạy, có thể nhận tiếp tế khi đang chạy với vận tốc 20 hải lý/giờ, lượng tiếp tế là 200 tấn/giờ.
USS Carl Vinson CVN70
USS Carl Vinson của hải quân Mỹ được đặt theo tên của một nghị sĩ Quốc hội Mỹ vào năm 1980, có số hiệu CVN70, HKMH chạy bằng năng lượng hạt nhân, là tàu thứ ba của HKMH lớp Nimitz của hải quân Mỹ, dài hơn 330 m, lượng choán nước tối đa hơn 90.000 tấn, tốc độ 30 hải lý/giờ, NHẬN NHIỆM VỤ ngày 13/3/1982. Từ tháng 3/1983 đến năm 1998, USS Carl Vinson đã 8 lần đến Tây Thái Bình Dương tham gia các hoạt động quân sự. Tháng 7/1999, USS Carl Vinson quay trở lại quân cảng đại tu 11 tháng. Hải quân Mỹ đã chi 220 triệu USD để cải tạo trang bị của con tàu này.
USS Carl Vinson của hải quân Mỹ được đặt theo tên của một nghị sĩ Quốc hội Mỹ vào năm 1980. |
- NHÂN SỰ: 3.105 thủy thủ, 2885 nhân viên hàng không, 72 thuỷ quân lục chiến.
- Lượng choán nước: chuẩn 81.600 tấn, tối đa 91.487 tấn.
- Thân tàu: dài 332,2 m, rộng 40,8 m. Đường băng: dài 335,6 m, rộng 77,1 m. Mớn nước: 11,3 m.
- Tốc độ tối đa: 30 hải lý/giờ. Chi phí (năm 1980): khoảng 3,9 tỷ USD.
- Lượng choán nước: chuẩn 81.600 tấn, tối đa 91.487 tấn.
- Thân tàu: dài 332,2 m, rộng 40,8 m. Đường băng: dài 335,6 m, rộng 77,1 m. Mớn nước: 11,3 m.
- Tốc độ tối đa: 30 hải lý/giờ. Chi phí (năm 1980): khoảng 3,9 tỷ USD.
USS Roosevelt CVN71
Theodore Roosevelt là HKMH lớp Nimitz thứ tư của Mỹ, được khởi công chế tạo từ năm 1981, chính thức hạ thủy năm 1984. Theodore Roosevelt là vị Tổng thống thứ 26 của nước Mỹ (nhiệm kỳ 1901-1909), ông là một người hâm mộ (fan) của Hải quân. Ông chủ trương Mỹ cần có một lực lượng hải quân lớn mạnh, do đó trong nhiệm kỳ của ông, Mỹ đã hoàn thành Hạm đội Trắng (Great White Fleet, tên này xuất phát từ các vỏ tàu chiến của hạm đội khi đó đều sơn màu trắng).
Tàu Roosevelt mặc dù được chế tạo trên CĂN BẢN Nimitz, nhưng 6 chiếc lớp Nimitz sau đó (kể từ Roosevelt CVN71 trở đi) đã có thay đổi rất lớn về tính năng, vì vậy có người thường gọi 6 chiếc tàu mới này là “hkmh hạt nhân lớp Roosevelt”, nhưng đây hoàn toàn không phải là cách phân lớp chính thức của Mỹ.
Tàu Roosevelt mặc dù được chế tạo trên CĂN BẢN Nimitz, nhưng 6 chiếc lớp Nimitz sau đó (kể từ Roosevelt CVN71 trở đi) đã có thay đổi rất lớn về tính năng, vì vậy có người thường gọi 6 chiếc tàu mới này là “hkmh hạt nhân lớp Roosevelt”, nhưng đây hoàn toàn không phải là cách phân lớp chính thức của Mỹ.
USS Theodore Roosevelt là HKMH hạt nhân lớp Nimitz thứ tư của Mỹ. Theodore Roosevelt là vị Tổng thống thứ 26 của nước Mỹ. |
Cũng giống như Theodore Roosevelt, vị Tổng thống thứ 26 của nước Mỹ, người ra sức mở rộng lãnh thổ, HKMH Roosevelt rất giàu "tính tấn công". Ngày 12/1/1991, tàu Roosevelt, đến Biển Đỏ (Hồng Hải). Trong chiến tranh vùng Vịnh, máy bay trên tàu này tới tấp cất/hạ cánh, mang theo các loại HOẢ TIỂN và bom dẫn đường laser bắn phá Iraq. Hạ tuần tháng 3/1999, tàu Roosevelt dẫn đầu đội quân trên 50 tàu chiến đã tới vịnh hẹp
Adriatic.
Sáng sớm ngày 25/3, máy bay gây nhiễu điện tử EA-6B của tàu Roosevelt cùng với máy bay trinh sát điện tử ES-3A cất cánh từ căn cứ Italia, đã “tiêu diệt mềm” đối với hệ thống chỉ huy thông tin của Nam Tư. Sau đó, 13 tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu ngầm hạt nhân thuộc hạm đội tàu Roosevelt đã sử dụng hàng trăm quả HOẢ TIỂN hành trình Tomahawk, gây ra cuộc chiến “Ax” lớn nhất trong lịch sử. Sau 2 tuần, ngày 7/4, 24 chiếc Hornet cất cánh từ tàu Roosevelt lại bổ nhào xuống Nam Tư, USS Lincoln CVN72
USS Lincoln được đặt theo tên của vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ, người lãnh đạo nước Mỹ trải qua cuộc nội chiến nam bắc, đó là Abraham Lincoln. Đây là tàu lớp Nimitz thứ 5, và là tàu thứ hai sử dụng tên gọi này của hải quân Mỹ. Chiếc tàu Lincoln đầu tiên là tàu ngầm hạt nhân lớp Washington mang tên USS Abraham Lincoln SSBN-602 hạ thủy năm 1960. Tháng 28/5/1991, tàu Lincoln chạy hướng Ấn Độ Dương, tham gia chiến tranh vùng Vịnh và đã hiện diện ở biển Ả Rập khoảng 3 tháng.
USS Lincoln được đặt theo tên của vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ. |
Ngày 15/6/1993, USS Lincoln rời khỏi cảng Alameda, đến thăm Hồng Kông, và sau đó đến Biển Ả Rập, thực hiện nhiệm vụ cấm bay đối với khu vực phía nam Iraq.
Ngày 8/10/1993, tàu Lincoln chạy hướng Somalia, châu Phi, hỗ trợ các hành động liên quan của Liên Hợp Quốc. Trong khoảng 4 tuần, máy bay trên tàu Lincoln đã không ngừng tuần tra trên bầu trời thủ đô Mogadishu của Somali và các khu vực lân cận, hổ trợ cho các lực lượng hành động trên mặt đất.
USS Washington CVN73
USS George Washington CVN-73 thường được gọi tắt là tàu Washington, là HKMH chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimitz thứ 6 của Mỹ. Hạ thủy năm 1990, USS Washington là tàu chiến thứ 2 mang tên người sáng lập nước Mỹ George Washington, đồng thời cũng là một trong những LOẠI TÀU có uy lực lớn nhất toàn cầu hiện nay. Tàu Washington được đưa vào Hạm đội 7 năm 2008, để thay thế cho tàu USS Kitty Hawk ngừng hoạt động. Tàu Washington là hkmh chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên đóng tại Nhật Bản, với cảng chính là Yokosuka ở tỉnh Kanagawa.
HKMH hạt nhân USS George Washington CVN-73 thường được gọi tắt là tàu Washington, mang tên người sáng lập nước Mỹ George Washington. |
- Nhân sụ: 3.500 thủy thủ, 2.500 nhân viên hàng không, 72 thuỷ quân lục chiến .
- Lượng choán nước: tiêu chuẩn 73.973 tấn, tối đa 102.000 tấn.
- Thân tàu: dài 332,8 m, rộng 40,8 m. Đường băng: dài 335,6 m, rộng 77,4 m. Mớn nước: 11,9 m.
- Vũ khí trang bị: 3 thiết bị phóng hoả tiển hạm đối không Sea Sparrow, 4 hệ thống vũ khí cận chiến Phalanx, radar tìm kiếm đối không SPS-49.
- Máy bay: 10 – 14 chiếc máy bay chiến đấu
- Lượng choán nước: tiêu chuẩn 73.973 tấn, tối đa 102.000 tấn.
- Thân tàu: dài 332,8 m, rộng 40,8 m. Đường băng: dài 335,6 m, rộng 77,4 m. Mớn nước: 11,9 m.
- Vũ khí trang bị: 3 thiết bị phóng hoả tiển hạm đối không Sea Sparrow, 4 hệ thống vũ khí cận chiến Phalanx, radar tìm kiếm đối không SPS-49.
- Máy bay: 10 – 14 chiếc máy bay chiến đấu
F-14 Tomcat, 36 chiếc máy bay chiến đấu/tấn công F/A-18 Hornet, máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler, máy bay báo đông sớm E-2C Hawkeye, máy bay chống tàu ngầm S -3B Viking, máy bay trinh sát điện tử ES-3A, máy bay trực thăng chống tàu ngầm SH-60F/HH-60H, 4 hệ thống phóng máy bay.
- Xăng dầu mang theo: 9.000 tấn.
- động cơ: 2 lò phản ứng hạt nhân A4W, 4 tuabin hơi nước.
- Công suất động cơ: 209.000 KW. Tốc độ tối đa: 35 hải lý/giờ.
- Xăng dầu mang theo: 9.000 tấn.
- động cơ: 2 lò phản ứng hạt nhân A4W, 4 tuabin hơi nước.
- Công suất động cơ: 209.000 KW. Tốc độ tối đa: 35 hải lý/giờ.
USS Stennis CVN74
USS John C. Stennis CVN-74 hoặc gọi tắt là USS Stennis, là HKMH hạt nhân lớp Nimitz thứ 7 của Mỹ, hạ thủy năm 1993, hotạ động chính thức ngày 9/12/1995, cảng chính là Bremerton ở Washington, hạm đội hkmh Stennis là một trong những đơn vị vũ lực chủ lực của hải quân Mỹ ở nước ngoài.
USS John C. Stennis và liên đội máy bay số 9 của nó (CVW-9) có nhiệm vụ chính là có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu liên tục trong các hành động quân sự toàn cầu. CVW-9 bao gồm 8 – 9 phi đội máy bay chiến đấu, sử dụng các loại máy bay như máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet, máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler, máy bay chống tàu ngầm S-3B Viking, máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye và máy bay trực thăng SH-60 Seahawk. CVW-9 có khả năng phá hủy các loại vũ khí như máy bay tác chiến, tàu chiến, tàu ngầm và mục tiêu mặt đất của đối phương, thực hiên nhiệm vụ thả mìn trên không từ xa. Vì vậy, nó thường được coi là lực lượng tấn công chủ yếu, hỗ trợ cho chiến đấu mặt đất, bảo vệ an toàn cho hạm đội hkmh và các chiến hữu khác, đồng thời còn có thể hoàn thành nhiệm vụ phong tỏa trên biển và trên đất liền.
USS John C. Stennis CVN-74 . |
Khi làm nhiệm vụ thường trực,uss Stennis thường đóng vai trò trung tâm của hạm đội hkmh, hoặc được sử dụng như là tàu chỉ huy, trong chiến đấu thường còn có 4 – 6 các loại tàu chiến khác hỗ trợ. Hai lò phản ứng hạt nhân giúp Stennis có khả năng chạy liên tục hầu như không hạn chế, tốc độ cao nhất đạt 35 hải lý/giờ. 4 máy phóng hơi nước và 4 cáp chắn trên tàu có thể giúp cho máy bay cất/hạ cánh liên tục, còn đường băng xiên và diện tích đủ lớn có thể đồng thời thi hành nhiệm vụ cất/hạ cánh của máy bay chiến đấu, nâng cao lớn hiệu suất tác chiến. Tuy sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân là động lực, nhưng tàu Stennis vẫn mang theo khoảng 3 triệu gallon dầu nhiên liệu, cung cấp cho máy bay và tàu hộ tống sử dụng.
Ngoài ra, nó còn cất trữ lượng lớn vũ khí đạn dược để đáp ứng nhu cầu phục vụ chiến đấu ở nước ngoài trong thời gian dài. Tàu Stennis có khả năng tự sửa chữa rất mạnh, trên tàu được phối thuộc một bộ phận duy tu để sửa chữa những máy bay bị hư hỏng giữa đường, một bộ phận sữa chữa trang bị vi điện tử và một vài bộ phận sửa chữa tàu chiến.
Về phương diện khả năng tự vệ, tàu Stennis ngoài việc dựa vào sự bảo vệ của liên đội máy bay số 9 và các tàu hộ tống khác, tàu này cũng được bố trí hoả tiển phòng không tầm ngắn Sea Sparrow RIM-7 của NATO, hệ thống phòng thủ gần chống hoả tiển Phalanx CIWS và hệ thống tác chiến điện tử SLQ-32.
USS Truman CVN75
USS Harry S. Truman CVN-75 là HKMH động cơ hạt nhân lớp Nimitz thứ 8 của Mỹ, khởi công năm 1993, hạ thủy năm 1996, là một trong những tàu chiến mới nhất thế giới. Tàu Truman đặt theo tên vị Tổng thống thứ 33 của nước Mỹ Harry Truman. Tàu này được TRANG BỊ cho Hạm đội Đại Tây Dương của Mỹ vào tháng 7/1998.
USS Harry S. Truman CVN-75 đặt theo tên vị Tổng thống thứ 33 của nước Mỹ Harry Truman. |
- Nhân sự: 3.500 thủy thủ, 2500 nhân viên hàng không, 72 thuỷ quân lục chiến.
- Lượng choán nước: tiêu chuẩn 73.973 tấn, tối đa 105.500 tấn.
- Thân tàu: dài 332,8 m, rộng 40,8 m. Đường băng: dài 335,6 m, rộng 77,4 m. Mớn nước: 11,9 m.
- Vũ khí trang bị: 3 thiết bị phóng hoả tiển hạm đối không Sea Sparrow, 4 hệ thống vũ khí cận chiến Phalanx, radar tìm kiếm đối không SPS-49.
- Máy bay: Máy bay chiến đấu/tấn công F/A-18 Hornet, máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler, máy bay báo động sớm E-2C Hawkeye, máy bay chống tàu ngầm S-3 Pirate, 4 máy phóng máy bay.
- Nhiên liệu cung cấp cho máy bay: 9000 tấn.
- động cơ: 2 lò phản ứng hạt nhân A4W, 4 tuabin hơi nước.
- Công suất động cơ: 209.000 KW. Tốc độ tối đa: 35 hải lý/giờ.
- Lượng choán nước: tiêu chuẩn 73.973 tấn, tối đa 105.500 tấn.
- Thân tàu: dài 332,8 m, rộng 40,8 m. Đường băng: dài 335,6 m, rộng 77,4 m. Mớn nước: 11,9 m.
- Vũ khí trang bị: 3 thiết bị phóng hoả tiển hạm đối không Sea Sparrow, 4 hệ thống vũ khí cận chiến Phalanx, radar tìm kiếm đối không SPS-49.
- Máy bay: Máy bay chiến đấu/tấn công F/A-18 Hornet, máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler, máy bay báo động sớm E-2C Hawkeye, máy bay chống tàu ngầm S-3 Pirate, 4 máy phóng máy bay.
- Nhiên liệu cung cấp cho máy bay: 9000 tấn.
- động cơ: 2 lò phản ứng hạt nhân A4W, 4 tuabin hơi nước.
- Công suất động cơ: 209.000 KW. Tốc độ tối đa: 35 hải lý/giờ.
USS Ronald Reagan CVN76
USS Ronald Reagan CVN-76 là HKMH hạt nhân lớp Nimitz thứ 9 của Mỹ, cũng là tàu đầu tiên của Mỹ sau khi bước vào thế kỷ 21. Con tàu này được hoàn thành hạ thủy năm 2001, được đặt theo tên vị Tổng thống Mỹ thứ 40 Ronald Reagan, cảng chính của tàu Reagan là San Diego, California, hiện nay phục vụ cho Hạm đội Thái Bình Dương của quân Mỹ.
USS Ronald Reagan CVN-76 được đặt theo tên vị Tổng thống Mỹ thứ 40 Ronald Reagan. |
- NATO code: biệt danh Reagan.
- Tàu cùng cấp: cvn68, cvn69, cvn70, cvn71, cvn72, cvn73, cvn74, cvn75, cvn76.
- Hệ thống vũ khí: 3 máy phóng HOẢ TIỂN Mk29 Sea Sparrow, 4 pháo MK15, 1 phi đội F-14 Panda, 3 phi đội F/A-18 Hornet, 4 chiếc EA-6B Prowler, 4 chiếc E-2C Hawkeye, 6 chiếc S-3 Viking, 2 chiếc E3B Shadow, 8 chiếc SH-60F Seahawk, hệ thống điện tử SH-3F Neptune SPS49 (V) 5, SPS48E (V) 3D đối không, SPS 67V đối biển, SPS64 (V) 9 dẫn đường, SQS 23 sonar.
- Chiều dài: 332,8 m.Chiều rộng: 40,8 m.Mớn nước: 11,9 m.
- Lượng choán nước: tiêu chuẩn 73.973 tấn; tối đa: 105.500 tấn.Tốc độ tối đa: 32 hải lý/giờ.
- Công suất máy chính: 205.800 KW.Nhân sụ: 6.093 người. Số lượng máy bay: 80 chiếc.
- Tàu cùng cấp: cvn68, cvn69, cvn70, cvn71, cvn72, cvn73, cvn74, cvn75, cvn76.
- Hệ thống vũ khí: 3 máy phóng HOẢ TIỂN Mk29 Sea Sparrow, 4 pháo MK15, 1 phi đội F-14 Panda, 3 phi đội F/A-18 Hornet, 4 chiếc EA-6B Prowler, 4 chiếc E-2C Hawkeye, 6 chiếc S-3 Viking, 2 chiếc E3B Shadow, 8 chiếc SH-60F Seahawk, hệ thống điện tử SH-3F Neptune SPS49 (V) 5, SPS48E (V) 3D đối không, SPS 67V đối biển, SPS64 (V) 9 dẫn đường, SQS 23 sonar.
- Chiều dài: 332,8 m.Chiều rộng: 40,8 m.Mớn nước: 11,9 m.
- Lượng choán nước: tiêu chuẩn 73.973 tấn; tối đa: 105.500 tấn.Tốc độ tối đa: 32 hải lý/giờ.
- Công suất máy chính: 205.800 KW.Nhân sụ: 6.093 người. Số lượng máy bay: 80 chiếc.
USS Bush CVN77
Tàu sân bay hạt nhân George H.W.Bush gọi tắt là tàu sân bay Bush. CVN-77 là sự tiếp nối cải tiến của CVN-76, đường băng không thay đổi lớn như ý tưởng ban đầu, làm nền cho thiết kế cải tiến CVN-78. Đây là con tàu lớp Nimitz cuối cùng của Mỹ. Theo tiết lộ của nguồn tin cấp cao hải quân Mỹ, CVN-77 là tàu thử nghiệm CVX của thế hệ HKMH mới, một số KỸ THU5ÂT sẽ dùng thử trên CVN-77, sau khi hoàn thiện sẽ dùng để chế tạo tàu CVX.
Ngày 9/12/2002, chiếc tàu này chính thức được đặt tên là Bush. Tàu dài 332 m, từ đường mớn nước của thân tàu trở lên cao khoảng tòa nhà 20 tầng, có thể chở gần 6.000 thủy thủ và thủy quân lục chiến. Tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, lượng choán nước tối đa trên 100.000 tấn, có thể mang theo tối đa 100 máy bay, chi phí chế tạo 6,2 tỷ USD.
USS hạt nhân George H.W.Bush . |
USS Bush từ khi chế tạo đến nay đã được 8 năm, khởi công từ năm 2003, làm lễ đặt tên năm 2006. Sau khi hoàn thành thử nghiệm trên biển, ngày 10/1/2009 làm lễ HẠ THUỶ tại căn cứ hải quân Norfolk, bắt đầu phục vụ chính thức cho hải quân Mỹ.
Tàu Bush là tàu TỐI TÂN nhất trong những tàu lớp Nimitz. So với tàu Ronald Reagan CVN 76, tàu Bush đã được cải tiến mang tính thực chất và đã áp dụng nhiều kỹ thuât mới. Chẳng hạn, đã sử dụng hệ thống vệ sinh chân không trên biển mới, hệ thống phân phối nhiên liệu mới (cho máy bay), còn có một lượng lớn hệ thống điều khiển và vật liệu đường ống mới. Những cải tiến này sẽ làm giảm chi phí cho tuổi thọ hkmh.
HKMH lớp Nimitz là tàu chiến lớn nhất thế giới hiện nay, cũng là tàu tối tân nhất, đặc biệt là tàu George Bush. Do chế tạo muộn, nó đã sử dụng kỹ thuât mới hơn, mức độ hiện đại hóa cao hơn. Về động cơ, hai lò phản ứng hạt nhân trên tàu có thể cung cấp cho tàu chiến hoạt động 20 năm mà không cần thêm nhiên liệu.
Về mặt phòng thủ tự vệ, dù cho phòng thủ dưới nước, phòng thủ đối với hoả tiển chống hạm, nó đều được coi trọng hơn, bao gồm hai mạn tàu, đáy tàu, kho chứa máy bay, đường băng đều có kết cấu 2 tầng, trong tàu có hàng chục vách ngăn kín nước dày, bộ phận dưới nước được tăng dày cho sàn tàu, khoang chống ngư lôi nhiều tầng.
Về phương diện khả năng tấn công, nó có thể mang nhiều nhất là gần 100 máy bay và có nhiều hệ thống phóng hoả tiển đối không và pháo phòng thủ gần.
Do trong tương lai Mỹ sẽ thực hiện phương án thiết kế hkmh hoàn toàn mới, cho nên là hkmh cuối cùng thiết kế theo kiểu cũ, tàu George Bush đã thể hiện được nhiều kỹ thu5ât mới nhất hơn, ví dụ nó sở hữu radar và thiết bị dẫn đường tối tân hơn, dây cáp và ăng-ten đều được lắp đặt ở bên trong, từ đó làm nổi bật hơn khả năng tàng hình; mức độ quản lý tự động hóa của nó cao hơn, thức ăn vận chuyển 1 lần trên tàu có thể cung cấp cho 6000 binh sĩ cả tàu sử dụng trong vòng 90 ngày.
HKMH lớp Nimitz đầu tiên là Nimitz CVN-68 được SỬ DỤNG năm 1975, hkmh thứ 9 là Ronald Reagan CVN-76 được đưa vào sử dụng năm 2003, hkmh tiếp theo là
Gerald Ford CVN-78 sẽ được chế tạo theo phương án mới “hkmh thế kỷ 21”. hkmh lớp Nimitz là tàu chiến lớn nhất thế giới, lượng choán nước vượt 100.000 tấn, dài 330 m, tốc độ trên 30 hải lý/giờ, mang theo tối đa gần 100 máy bay, trong điều kiện bình thường mang theo 60-70 máy bay và trực thăng.
Xem video
click
Tổng hợpNhững thủy thủ gốc Việt trên hàng không mẫu hạm
Ghi nhận lúc :3:16 PM, 18/08/2011
Có 20 người Mỹ gốc Việt đảm trách việc sửa chữa từ máy bay đến hệ thống điện và điện tử trên hàng không mẫu hạm USS George Washington.
Họ nhớ nhà, ước được ăn thịt kho nước dừa, thèm bánh xèo, cóc, ổi.
Ngày 13/8, hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử USS George Washington dừng ngoài khơi Thái Bình Dương, tiếp giáp vùng biển Việt Nam.
Trong một buổi sáng nắng vàng biển xanh, các nhân viên hải quân Mỹ gốc Việt đã chia sẻ về cuộc sống thường nhật của họ trên tàu sân bay. Dù nói tiếng mẹ đẻ không được lưu loát, những anh lính trẻ cho biết rất thích được nói tiếng Việt.
Thủy thủ Trần, phụ trách việc sửa thang máy cho biết, trên mẫu hạm hàng không được mệnh danh là ngôi sao của Hạm đội 7 có hơn trăm ngành nghề khác nhau dành cho tổng số 5.500 binh sĩ.
Tuy nhiên, nhân viên gốc Việt rất ít, chỉ có 20 người làm các nghề như sửa chữa máy bay, thang máy, điện, điện tử... , trong đó có 2 người là nữ. Thủy thủ đoàn làm việc theo nhiều ca khác nhau, khi thì ban ngày, lúc lại về đêm nên cũng khó có dịp gặp nhau trong thời gian công tác.
Trần cho hay: "Thông thường mọi người chỉ chạm mặt vào giờ ăn tại câu lạc bộ. Song mỗi khi có dịp gặp nhau các thành viên trong nhóm người Việt đều rất vui vẻ và sôi nổi".
Ngày 13/8, hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử USS George Washington dừng ngoài khơi Thái Bình Dương, tiếp giáp vùng biển Việt Nam.
Trong một buổi sáng nắng vàng biển xanh, các nhân viên hải quân Mỹ gốc Việt đã chia sẻ về cuộc sống thường nhật của họ trên tàu sân bay. Dù nói tiếng mẹ đẻ không được lưu loát, những anh lính trẻ cho biết rất thích được nói tiếng Việt.
Thủy thủ Trần, phụ trách việc sửa thang máy cho biết, trên mẫu hạm hàng không được mệnh danh là ngôi sao của Hạm đội 7 có hơn trăm ngành nghề khác nhau dành cho tổng số 5.500 binh sĩ.
Tuy nhiên, nhân viên gốc Việt rất ít, chỉ có 20 người làm các nghề như sửa chữa máy bay, thang máy, điện, điện tử... , trong đó có 2 người là nữ. Thủy thủ đoàn làm việc theo nhiều ca khác nhau, khi thì ban ngày, lúc lại về đêm nên cũng khó có dịp gặp nhau trong thời gian công tác.
Trần cho hay: "Thông thường mọi người chỉ chạm mặt vào giờ ăn tại câu lạc bộ. Song mỗi khi có dịp gặp nhau các thành viên trong nhóm người Việt đều rất vui vẻ và sôi nổi".
Các thủy thủ gốc Việt làm việc trên hàng không mẫu hạm chụp ảnh lưu niệm ngày 13/8. |
Có 2 năm làm việc trên tàu trong nghành quân nhu, anh Triết, sinh ra và lớn lên ở California, tâm sự rằng lênh đênh trên biển khá buồn và nhớ không khí đất liền, nhớ gia đình, nhưng đổi lại sẽ có dịp theo tàu đi đến nhiều nơi trên thế giới.
Thời gian nhàn rỗi, các thủy thủ trên tàu giải trí bằng việc tập thể thao, xem phim, đọc sách, chơi game. Thậm chí nếu muốn theo chương trình cao đẳng, đại học thì nhân viên cũng được tạo điều kiện học lên cao hơn.
Khi được cập cảng, thủy thủ đoàn được phép lên bờ, anh em cũng cùng nhau đi chơi để đỡ nhớ phố phường.
Tại câu lạc bộ của hàng không mẫu hạm vào giờ ăn trưa, các thủy thủ gốc Việt có dịp kể về nỗi nhớ nhà và hương vị những món ngon chỉ có tại bếp lửa gia đình. Triết tâm sự: "Chúng tôi rất thèm bánh xèo, bánh bèo, cóc, ổi, bánh bao. Cũng may là mới rời Thái Lan nên trên tàu vẫn còn chôm chôm và măng cụt".
Đi vào khu vực lấy thức ăn, anh giải thích, thịt kho của người Mỹ không giống món thịt kho nước dừa của Việt Nam. Nhắc đến món ăn này dễ khiến anh em nhớ nhà da diết. Anh dự định khi về đất liền sẽ xin mẹ nấu mấy món "tủ" cho ăn. Ở trên tàu nếu thèm món ngon hay đặc sản đến mấy cũng cứ phải nhịn vì người nhà không thể chuyển thực phẩm lên tàu được. "Người Việt Nam thích ăn gia vị đậm đà trong khi khẩu vị người Mỹ rất nhạt, ăn lâu cũng quen khẩu vị Mỹ, nhưng hương vị của gia đình thì khó mà quên được," anh nói.
Thời gian nhàn rỗi, các thủy thủ trên tàu giải trí bằng việc tập thể thao, xem phim, đọc sách, chơi game. Thậm chí nếu muốn theo chương trình cao đẳng, đại học thì nhân viên cũng được tạo điều kiện học lên cao hơn.
Khi được cập cảng, thủy thủ đoàn được phép lên bờ, anh em cũng cùng nhau đi chơi để đỡ nhớ phố phường.
Tại câu lạc bộ của hàng không mẫu hạm vào giờ ăn trưa, các thủy thủ gốc Việt có dịp kể về nỗi nhớ nhà và hương vị những món ngon chỉ có tại bếp lửa gia đình. Triết tâm sự: "Chúng tôi rất thèm bánh xèo, bánh bèo, cóc, ổi, bánh bao. Cũng may là mới rời Thái Lan nên trên tàu vẫn còn chôm chôm và măng cụt".
Đi vào khu vực lấy thức ăn, anh giải thích, thịt kho của người Mỹ không giống món thịt kho nước dừa của Việt Nam. Nhắc đến món ăn này dễ khiến anh em nhớ nhà da diết. Anh dự định khi về đất liền sẽ xin mẹ nấu mấy món "tủ" cho ăn. Ở trên tàu nếu thèm món ngon hay đặc sản đến mấy cũng cứ phải nhịn vì người nhà không thể chuyển thực phẩm lên tàu được. "Người Việt Nam thích ăn gia vị đậm đà trong khi khẩu vị người Mỹ rất nhạt, ăn lâu cũng quen khẩu vị Mỹ, nhưng hương vị của gia đình thì khó mà quên được," anh nói.
Khu không quân nơi được xem là sức mạnh của tàu sân bay Mỹ USS George Washington. |
Còn anh Quân, có một năm rưỡi làm việc ở USS George Washington, kể rằng trên hàng không mẫu hạm này, các nhân viên không chỉ chịu trách nhiệm về công việc chuyên môn của mình mà còn phải tham gia vào các công tác khác.
Ngoài công việc chính trên tàu, anh từng trải qua các việc khác như phụ rửa chén, bưng bê thức ăn, hoặc lau bàn quét dọn.
"Hầu như trên tàu ai nấy đều trải qua khoảng thời gian quy định làm công việc phục vụ để chia sẻ trách nhiệm với mọi người. Làm công tác này xong mình sẽ ngừng than vãn và thấu hiểu, thông cảm cho anh em hơn", Quân nói.
Quân cho biết dù lênh đênh trên biển nhưng về sức khoẻ thì các thủy thủ không phải lo lắng vì phòng y tế trên hàng không mẫu hạm này tối tân như một bệnh viện nhỏ, bác sĩ không những rất giỏi mà còn có thể trị đa khoa.
Anh cũng kể về hai trường hợp cần thăm khám bác sĩ mới đây nhất là bị trầy đầu gối do vướng các cửa trên tàu và bị u đầu do đụng trần tầu.
Ngoài công việc chính trên tàu, anh từng trải qua các việc khác như phụ rửa chén, bưng bê thức ăn, hoặc lau bàn quét dọn.
"Hầu như trên tàu ai nấy đều trải qua khoảng thời gian quy định làm công việc phục vụ để chia sẻ trách nhiệm với mọi người. Làm công tác này xong mình sẽ ngừng than vãn và thấu hiểu, thông cảm cho anh em hơn", Quân nói.
Quân cho biết dù lênh đênh trên biển nhưng về sức khoẻ thì các thủy thủ không phải lo lắng vì phòng y tế trên hàng không mẫu hạm này tối tân như một bệnh viện nhỏ, bác sĩ không những rất giỏi mà còn có thể trị đa khoa.
Anh cũng kể về hai trường hợp cần thăm khám bác sĩ mới đây nhất là bị trầy đầu gối do vướng các cửa trên tàu và bị u đầu do đụng trần tầu.
Boong hàng không mẫu hạm USS George Washington. |
Trong một dịp hiếm có được tiếp xúc với các vị khách nói tiếng Việt, các thủy thủ Mỹ gốc Việt hào hứng kể về cuộc sống, chuyện trò tưởng như không dứt.
Trong khi đó hàng chục phi cơ trên tàu vẫn tiếp tục việc luyện tập. Máy bay lao vun vút trên không. Phía dưới, những chiếc móc tuần tự câu lấy các sợi xích căng ngang trên boong tàu để đón phi cơ đáp an toàn lên mẫu hạm.
Các thuỷ thủ gốc Việt trên tàu USS George Washington cho biết, công việc của họ thường xuyên luân chuyển, một thời gian làm trên bờ, một thời gian làm việc trên tàu. "Biết đâu lần sau tàu quay lại vùng biển tiếp giáp Việt Nam thì tôi đã trở về Mỹ rồi", một thủy thủ gốc Việt nói thay cho lời chia tay.
Tại khoang lái cũng là phòng làm việc của Chỉ huy tàu USS George Washington, Hạm trưởng David Lausman cho biết, tàu có rất nhiều phân khu quan trọng như khu không quân, nơi cất cánh, hạ cánh, bảo trì sửa chữa máy bay, y tế... Tuy nhiên, linh hồn của tàu sân bay này chính là 5.500 thuỷ thủ làm việc tại đây.
"Nhiều thành viên thuỷ thủ đoàn có mối liên hệ chặt chẽ với Việt Nam, họ là người Mỹ gốc Việt. Chính họ đã góp phần tạo nên những điều tốt đẹp nhất của con tàu. Tôi tự hào về họ", ông Lausman chia sẻ.
Trong khi đó hàng chục phi cơ trên tàu vẫn tiếp tục việc luyện tập. Máy bay lao vun vút trên không. Phía dưới, những chiếc móc tuần tự câu lấy các sợi xích căng ngang trên boong tàu để đón phi cơ đáp an toàn lên mẫu hạm.
Các thuỷ thủ gốc Việt trên tàu USS George Washington cho biết, công việc của họ thường xuyên luân chuyển, một thời gian làm trên bờ, một thời gian làm việc trên tàu. "Biết đâu lần sau tàu quay lại vùng biển tiếp giáp Việt Nam thì tôi đã trở về Mỹ rồi", một thủy thủ gốc Việt nói thay cho lời chia tay.
Tại khoang lái cũng là phòng làm việc của Chỉ huy tàu USS George Washington, Hạm trưởng David Lausman cho biết, tàu có rất nhiều phân khu quan trọng như khu không quân, nơi cất cánh, hạ cánh, bảo trì sửa chữa máy bay, y tế... Tuy nhiên, linh hồn của tàu sân bay này chính là 5.500 thuỷ thủ làm việc tại đây.
"Nhiều thành viên thuỷ thủ đoàn có mối liên hệ chặt chẽ với Việt Nam, họ là người Mỹ gốc Việt. Chính họ đã góp phần tạo nên những điều tốt đẹp nhất của con tàu. Tôi tự hào về họ", ông Lausman chia sẻ.
No comments:
Post a Comment